KIỂM ĐỊNH, GIÁM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH BAO GỒM:
- Kiểm định chất lượng công trình xây dựng: là hoạt động kiểm tra, xác định chất lượng của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc thí nghiệm kết hợp với việc xem xét, đánh giá hiện trạng bằng trực quan.
- Giám định chất lượng công trình xây dựng: là hoạt động kiểm định do cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện hoặc trưng cầu, yêu cầu thực hiện.
- Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng: là việc đánh giá, xác nhận chất lượng công trình hoặc hạng mục, bộ phận công trình xây dựng phù hợp với thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho công trình.
- Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực: là việc kiểm tra, xác nhận công tác khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn chịu lực của công trình hoặc hạng mục công trình trước khi đưa vào sử dụng.
CÁC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN KHI KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH:
- 1. Kiểm định chất lượng bê tông:
- Kiểm định độ đồng nhất ( rỗng, rỗ) của bê tông.
- Kiểm tra cường độ :
- 2. Kiểm tra cốt thép :
- Xác định số lượng ,đường kính và lớp bảo vệ cốt thép theo TCVN 9356:2011
- Xác định độ ăn mòn cốt thép: TCVN 9348:2011
3. Xác định rộng và độ sâu vết nứt:
- Xác định độ rộng vết nứt bằng thiết bị phóng đại vết nứt 100
- Xác định độ sâu vết nứt bê tông, theo TCVN 9357:2011
- 4. Thử tại công trình:
- Tiêu chẩn áp dụng : TCVN 9344:2011 Kết cấu bê tông cốt thép – Đánh giá độ bền của các bộ phận kết cấu chịu uốn trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh
- Nguyên lý : Chất tải lên sàn và đo độ biến dạng của các cấu kiện với độ chính xác 0.01mm
- 5. Xác định độ biến dảng của công trình :
- Các biến dạng thường gặp : Nứt, nghiêng, lún, võng.
- Tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu hiện hành ; tiểu chuẩn đánh giá độ nguy hiểm công trình TCVN 9381:2011
CÁC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN KHI CHỨNG NHẬN ĐẢM BẢO AN TOÀN CHỊU LỰC VÀ CHỨNG NHẬN SỰ PHÙ HỢP VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1. Kiểm tra công tác quản lý chất lượng
- Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực của các chủ thể tham gia xây dựng công trình có liên quan;
- Trình tự, thủ tục về lập, phê duyệt dự án đầu tư, quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư;
- Trình tự, thủ tục về thẩm định, phê duyệt và nghiệm thu hồ sơ khảo sát, thiết kế;
- Các chứng chỉ chất lượng vật liệu, vật tư, thiết bị; kết quả thí nghiệm vật liệu, kết quả thí nghiệm kiểm định, phúc tra (nếu có); biên bản nghiệm thu công việc, giai đoạn và hoàn thành công trình.
2. Kiểm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật
- Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng so với tiêu chuẩn khảo sát và nhiệm vụ khảo sát;
- Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế 2 bước, 1 bước) so với yêu cầu thiết kế, điều kiện địa chất, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho công trình.
3. Kiểm tra chất lượng thi công xây dựng
- Kiểm tra bản vẽ thi công xây dựng công trình được chủ đầu tư phê duyệt;
- Kiểm tra trực tiếp, đánh giá chất lượng vật liệu, vật tư, thiết bị, sản phẩm đúc sẵn được sử dụng cho công trình;
- Kiểm tra chất lượng thi công xây dựng bộ phận công trình, hạng mục công trình, đánh giá sự phù hợp chất lượng so với thiết kế được duyệt và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng;
- Kiểm tra chất lượng thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật của công trình, đánh giá sự phù hợp chất lượng so với thiết kế được duyệt và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng;
- Kiểm tra, chứng kiến thử tải, vận hành thử công trình, hạng mục công trình được chứng nhận;
- Kiểm tra các số liệu và kết quả quan trắc và biểu hiện bên ngoài của kết cấu;
- Đối với trường hợp chứng nhận an toàn chịu lực thì đối tượng kiểm tra chỉ tập trung vào bộ phận công trình, kết cấu chịu lực khi bị phá hoại có thể gây thảm họa.